Bối cảnh Đảo chính Thái Lan 2014

Bảng quảng cáo ở Bangkok, được chụp ngày 30 Tháng Sáu 2014, thông báo với công chúng rằng bấm nút 'thích' hoặc 'chia sẻ' trên phương tiện truyền thông xã hội có thể bị bắt vào nhà tù.

Trong cuộc tổng tuyển cử 2011, Yingluck Shinawatrađảng Pheu Thái (PTP) giành được chiến thắng vang dội và thành lập chính phủ và Yingluck làm thủ tướng. Các cuộc biểu tình chống chính phủ dưới sự lãnh đạo của cựu tổng bí thư đảng Dân chủ Suthep Thaugsuban, bắt đầu vào tháng 11 năm 2013. Suthep sau đó hình thành Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) với mục đích yêu cầu thành lập "hội đồng nhân dân" không do người dân bầu để giám sát "cải cách chính trị". Các nhóm ủng hộ chính phủ, bao gồm phe áo đỏ, đồng thời tổ chức các cuộc biểu tình hàng loạt. Đôi khi đã có các cuộc đụng độ bạo lực, kết quả là một số người chết và bị thương.

Trong tháng 12 năm 2013, Yingluck giải tán Hạ viện và lên kế hoạch một cuộc tổng tuyển cử ngày 2 tháng 2 năm 2014 nhưng bị gián đoạn bởi những người biểu tình chống chính phủ, và cuộc bầu cử đã không được hoàn tất.Tòa án Hiến pháp sau đó huỷ bỏ cuộc bầu cử vào ngày 21 tháng 3 năm 2014[1]. Ngày 7 tháng năm 2014, Tòa án Hiến pháp Thái Lan nhất trí cách chức Yingluck và một số bộ trưởng với phán quyết việc bà đã điều chuyển sĩ quan an ninh cấp cao gây tranh cãi[2][3]. Các bộ trưởng còn lại trong chính phủ đã lựa chọn Phó Thủ tướng kiêm trưởng Bộ Thương mại Niwatthamrong Boonsongpaisan thay thế Yingluck làm thủ tướng tạm quyền. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục.

Sau cuộc đảo chính, lãnh đạo PDRC Suthep Thaugsuban tuyên bố với người ủng hộ rằng từ năm 2010 đã diễn ra các cuộc bàn luận với tướng Prayut về việc loại trừ quyền lực anh trai của Yingluck là Thaksin Shinawatra và gia tộc. Ông cũng tuyên bố, trước khi cả việc thiết quân luật, tướng Prayut nói với ông rằng: "Khun Suthep và người ủng hộ PDRC của ông đã quá mệt rồi. Bây giờ là nghĩa vụ của quân đội để tiếp tục công việc."[4] Tương tự, tờ Reuters đưa tin năm 2013 rằng những người thân cận với Prayut, cựu tham mưu trưởng quân đội Anupong Paochinda và tướng Prawit Wongsuwan là những người ủng hộ của PDRC.[5] Sau đảo chính, Prawit được cử làm phó thủ tướng.